Tìm Hiểu Về Di Tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Nhắc đến một di tích của người Chăm Pa thì không thể không nhắc đến Tháp Bà Ponagar Nha Trang. Nơi đây là một quần thể kiến trúc xây dựng, in dấu thời kỳ rực rỡ của người Hindu giáo. Hãy cùng VuongLand Travel tìm hiểu qua một số thông tin hữu ích như: Giá vé vào cổng? Địa chỉ ở đâu? Giờ mở cửa?

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Địa chỉ Tháp Bà Ponagar Nha Trang?

Tháp Bà Ponagar Nha Trang nằm ở tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển).

Diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc.

Vị trí tháp Bà Ponagar nằm ngay trong trung tâm Tp. Nha Trang nên hầu như bạn đứng tại Cầu Trần Phú hay cầu Bóng đều có thể chiêm ngưỡng công trình kiến trúc một cách tổng quan nhất.

Giá Vé Tham Quan Tháp Bà Ponagar?

Giá vé tham quan Khu di tích Tháp Bà Ponagar như sau:

  • Giá vé tham quan áp dụng chính thức: 22.000 VNĐ/lượt/ Người

Giá vé tắm bùn tại Tháp Bà Ponagar (tắm bùn tập thể) gồm như sau:

  • Người lớn: 150.000 VNĐ
  • Trẻ em: 70.000 VNĐ

Giờ Mở Cửa Tháp Bà Ponagar?

Tháp Bà Ponagar thường mở của hoạt động đoán khách từ 8h00 – 18h00.

Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin chi tiết về tháp bà Ponagar tại Nha Trang ngay bên dưới đây:

Kiến Trúc Tháp Bà Ponagar 

Tháp Cổng Ponagar

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo kiến trúc của người Chăm, bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”.

Khu Mandapa (Tiền Đình)

  • Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính.
  • Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ).
  • Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ.
  • Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích. Kiến trúc Mandapa được xây dựng khoảng thế kỷ XI – XII.
  • Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng.
  • Tương truyền: Để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần

Khu Đền Tháp

Khu đền tháp bao gồm như sau: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc.

Tháp chính:

  • Có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp chăm truyền thống.
  • Tháp cao khoảng 23m và chia làm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.
  • Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện.
  • Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.
  • Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tháp nam

  • Thờ thần Cri Cambhu, tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII.
  • Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên.
  • Tháp thờ thần Shi-va, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật.
  • Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni.
  • Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

Tháp đông nam

  • Cao khoảng 7m, có mái hình thuyền.
  • Được xây dựng khoảng thế kỷ XIII.
  • Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá.
  • Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh).
  • Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

Tháp tây bắc

  • Cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa.
  • Trong Tháp là bộ Linga – Yoni.
  • Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc.
  • Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na).
  • Tháp được xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

Kỹ Thuật Xây Dựng

  • Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh. Nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền.
  • Theo các nhà nguyên cứu: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau.

Bia Ký

  • Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.
  • Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.
  • Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.
  • Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)
  • Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

Trưng BàyBiểu Diễn

  • Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…
  • Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình.

Lễ Hội Tại Tháp Bà Ponagar

  • Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm.
  • Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…
  • Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca…..
  • Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp trên Internet, http://svhtt.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=805406d8-7c53-461d-8142-5adfc23249f4

Bài viết Tìm Hiểu Về Di Tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày VuongLand Travel.



Xem tiếp VuongLand Travel https://nhatrangenjoy.com/thap-ba-ponagar-nha-trang.html
#VuongLandTravel #VuongLandCar #VuongLandNhaTrang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nên đi điệp sơn hay Bình Ba? Du lịch Nha Trang tự túc

Hòn Miễu Nha Trang – Ấn tượng bởi sự độc nhất chỉ có ở đảo Hòn Miễu

Top 4 Khu Tắm Bùn Nha Trang Tốt Nhất 2020